Wednesday 31 January 2024

Tổng kết một tháng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

   Sau một tháng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình; tổng kết lại, tự nhận thấy rằng bản thân tôi đã không thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra như mong muốn. Từ nội dung kế hoạch đến thực tế, tổng kết mà tôi đã chi tiêu trong một tháng vừa qua như sau: 

   1; Cà phê, thuốc lá: Kế hoạch đặt ra là chi 300.000 đồng, thực tế tôi đã chi ra số tiền đến 400.000 đồng.

  2; Điện thoại di động, điện thoại cố định: Kế hoạch đặt ra là số tiền 250.000 đồng, thực tế thì tôi đã chi ra số tiền 400.000 đồng. 

  3; Ăn ngoài: Mục tiêu đặt ra là số tiền 500.000 đồng, nhưng tôi đã chi ra số tiền 800.000 đồng.

  4; Xăng xe: Kế hoạch đặt ra là 500.000 đồng mà tôi đã chi ra số tiền là 800.000 đồng.

  5; Chi phí phát sinh: 300.000 đồng, nhưng tôi đã chi ra 600.000 đồng.

  Tổng kết lại, số tiền mà kế hoạch đặt ra là 1.850.000 đồng, thực tế tôi đã chi ra vượt trội hơn hẳn là 3.000.000 đồng, số tiền chênh lệch là 1.150.000 đồng. 

   Nguyên nhân chính lý giải cho việc không đạt được như kế hoạch tài chính đã đặt ra, tôi đã xem xét kỹ và nhận ra lý do là: Đặt ra mức độ chi tiêu chưa chính xác với thực tế; ghi chép nhật ký chi tiêu chưa đúng với thực tế 100%, dẫn đến một số khoản tiền đã chi tiêu mà tôi không biết đã đi đâu về đâu, chỉ biết số tiền đã hao hụt; đặt ra kỷ luật bản thân chưa được đúng với thực tế, quá trình thực hiện kỷ luật bản thân còn chưa quyết liệt, vẫn còn chi tiêu tùy hứng thú. Sau khi xem xét và đánh giá kỹ càng, vào tháng tiếp theo, tôi cần phải đặt ra kế hoạch tài chính cá nhân sát với thực tế, đúng với nhu cầu thực sự của bản thân, thực hiện kỷ luật bản thân tốt hơn.

   

Saturday 27 January 2024

Chi tiêu tuần qua.

 Tuần thứ 3 thực hiện lối sống tiết kiệm, số tiền mà tôi tiết kiệm được cũng không tăng thêm bao nhiêu. Thực tế, số tiền mà tôi trong tuần này muốn cắt giảm là cà phê, thuốc lá vẫn còn chi tiêu nhiều, từ số tiền 210.000₫ tôi chỉ giảm xuống còn 140.000₫, mới chỉ giảm được 1/3 số tiền mong muốn là 100%. Trung bình mỗi tháng, riêng số tiền cà phê thuốc lá đã tốn của tôi 900.000₫. Còn một số khoản chi tiêu phát sinh tăng thêm 300.000₫ như xăng xe, sữa và đồ ăn vặt mùa cho con. Tôi mua vật tư thay thế bóng đèn, đường ống nước trong nhà, phát sinh 150.000₫. Từ đầu tháng 1 đến nay, cũng chưa có lời mời đám cưới, giỗ nên không phát sinh thêm chi tiêu.

  Nhưng là thời điểm cuối năm âm lịch, sẽ phát sinh thêm một số khoản chi tiêu như quần áo mới, giày dép, cây cảnh, đèn trang trí trong nhà tuần này tôi chưa đi mua sắm nên chưa biết sẽ tốn kém bao nhiêu nữa. Tôi đang xem xét những khoản chi nào có thể kéo dãn thời gian thêm nữa, mục đích là để giảm bớt chi tiêu trong thời điểm này cũng như để sau này xem xét có cần thiết phải mua nữa không.

Sunday 21 January 2024

Công việc làm thêm của tôi.

   Hiện nay ngoài công việc chính tại một doanh nghiệp cổ phần, thời gian làm việc kéo dài 12 tiếng một ngày, tôi còn làm một số việc tay trái như: giao hàng bằng xe máy thông qua ứng dụng giao hàng, viết báo, bốc hàng, thợ phụ trong thi công điện nước. Trong số những công việc tay trái kể trên, tôi làm việc giao hàng bằng xe máy thông qua một ứng dụng giao hàng UNICAR, đây là một ứng dụng giao hàng nhỏ, không cố định theo thời gian hay từng khu vực địa phương, rất thích hợp mà tôi có thể tận dụng được thời gian rảnh rỗi để làm thêm. Những việc làm thêm khác như bốc hàng, thợ phụ thì ít khi làm vì sức khỏe, kỹ năng kém, không sắp xếp được thời gian. Còn về viết bài đăng báo thì viết nhiều bài nhưng có được đăng báo chỉ lẻ tẻ, ít khi có bài được đăng báo. Tôi cũng đang tìm hiểu thêm về cách thức viết bài, nhằm nâng cao kỹ năng viết lách của mình, từ đó có thể nâng cao khả năng diễn đạt, trình bày thông qua lời nói hay bài viết. 

  Trong thời đại công nghệ hiện nay, có rất nhiều cơ hội để các bạn có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình hơn, từ đó cũng có cơ hội để tăng thêm thu nhập. Rất nhiều cơ hội việc làm online như kênh Youtube hay tiktok cá nhân, viết bài đăng báo mạng, tạo ra các khóa học online từ kiến thức của bạn....

Thursday 18 January 2024

Mục đích sử dụng tài khoản ngân hàng của tôi.

   Tính đến thời điểm hiện tại, tôi có sáu tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Tôi mở nhiều tài khoản ngân hàng như vậy, mục đích sử dụng cho các mục tiêu như sau:

  1; Tài khoản mở tại Ngân hàng Công thương Việt Nam: Tài khoản này sẽ dùng để nhận lương từ công việc chính thức, trả nợ nếu cá nhân tôi có đi vay, chuyển khoản theo từng mục đích và thời điểm cho các tài khoản khác. 2; Tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Tài khoản này dùng để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại cố định, tiền thuê nhà. 3, Tài khoản mở tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Tài khoản này dùng cho mục đích để tiết kiệm và đầu tư. 4, Tài khoản mở tại Ngân hàng phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh: dùng cho thu nhập từ công việc làm thêm thứ hai, chi tiêu hàng ngày. 5; Tài khoản mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: dành cho các khoản thu nhập phát sinh mà không biết trước, dùng cho từ thiện. 6; Tài khoản mở tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài khoản này dùng để du lịch, giao lưu.

   Tùy theo từng điều kiện hay thu nhập của mỗi người, đều có những cách thức để có thể tự tìm cho mình một số cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình. Cá nhân tôi thì dùng các tài khoản ngân hàng cho những mục đích nêu trên.

Tuesday 16 January 2024

Tôi đã chi tiêu cho tuần vừa qua.

   Trong tuần thứ 2 tháng 1 năm 2024, từ ngày 08 - 15; sau một tuần ghi chép và theo dõi tôi đã chi tiêu cho những khoản chi tiêu nào, tôi đã có một bản ghi chép thu chi chi tiết như sau: Ăn sáng: 75.000 đồng; cà phê: 215.000 đồng; xăng xe: 200.000 đồng; phí tin nhắn báo cáo biến động số tài khoản ngân hàng: 105.000 đồng; thẻ điện thoại di động: 70.000 đồng; phí App chạy ship (việc làm thêm): 100.000 đồng; tổng số tiền mà tôi đã chi tiêu trong tuần là: 765.000 đồng. Nếu so với trước đây, cùng với những khoản chi tiêu nêu trên, mức độ chi tiêu của tôi trung bình là 1.200.000 đồng thì tôi đã tiết kiệm được 435.000 đồng. Tôi đã làm thêm, thu được số tiền công là: 350.000 đồng.

  Thực tế cho thấy, sau 2 tuần mới bắt đầu thực hiện ghi chép nhật ký chi tiêu, tôi thực hiện ghi chép ngay sau khi chi tiền hoặc buổi tối cùng ngày, tôi đã dần biết cụ thể từng khoản tiền đã được chi trả cho những mục đích chi tiêu nào, chi tiêu trong thời gian nào, tôi cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu nào trong thời gian tới. 

  Không biết với quan điểm người khác như thế nào? Còn về cá nhân tôi, các khoản chi cho cà phê, thuốc lá là hai khoản chi cần cắt bỏ, thứ nhất là thấy trước mắt thì tốn tiền, thứ hai là mang bệnh tật vào người. Thế nên tôi thấy cần phải thay đổi, vì trước đây khi còn độc thân tôi thường vào quán để uống cà phê và hút thuốc lá vì sẽ giúp tôi giảm stress. Nay vì sức khỏe của bản thân và gia đình, vì lo kinh tế cho vợ con nên tôi cần phải thay đổi, bỏ cà phê thuốc lá, tìm cách giải trí khác tốt hơn.

Sunday 7 January 2024

Một tuần chi tiêu của tôi.

   Sau một tuần đầu tiên thực hiện kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, tuy rằng kết quả không cao nhưng cũng có sự thay đổi trong ý thức tiêu tiền của tôi.

   Bắt đầu thực hiện việc tiết kiệm chi tiêu, tôi có 1 triệu trong tài khoản ngân hàng, cùng với số tiền có được từ công việc làm thêm, tổng số tiền mà tôi có là 1.725.000₫. Tôi liệt kê các khoản, số tiền dự kiến chi tiêu trong tuần như sau: Thuốc lá: 145.000₫; cà phê: 165.000₫; ăn bên ngoài: 140.000₫; xăng xe: 100.000₫; điện: 425.000₫; phát sinh thêm: 175.000₫, tổng số tiền dự kiến chi tiêu là: 1.150.000₫. Thực tế sau một tuần thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, tôi đã chi tiêu là: thuốc lá: 55.000₫; cà phê: 120.000₫; điện: 425.000₫; phát sinh: 160.000; ăn bên ngoài: 140.000₫, xăng xe: 100.000₫; tổng số tiền mà tôi đã chi tiêu là 1.000.000₫, chỉ tiết kiệm được số tiền là 150.000₫. Số tiền 150.000₫ này tôi gửi vào một tài khoản ngân hàng, mục đích là tạo lập một quỹ dự phòng khẩn cấp cho trường hợp mất việc, ốm đau.

  Tôi đang xem là ghi chép về thu nhập và chi tiêu, mục đích là xem xét các khoản chi tiêu trong từng ngày của tuần này, lập kế hoạch chi tiêu trong tuần tới, cắt giảm khoản chi cho cà phê và thuốc lá, đây là 2 khoản chi mà tôi thấy không cần thiết trong quá trình tiết kiệm chi tiêu, mặc dù đây là một thói quen khó bỏ, tuy đây là một số tiền nhỏ chi tiêu mỗi ngày nhưng cộng lại một năm cũng là số tiền lớn đến 11 triệu đồng. Số tiền 11 triệu sẽ sử dụng vào mục đích khác tốt hơn.

Thursday 4 January 2024

Thực hiện tiết kiệm hàng ngày.

   Mỗi ngày, có nhiều người thường xuyên ăn uống bên ngoài, họ có thể từ ăn sáng, ăn trưa và có thể cả buổi tối cũng ăn bên ngoài nếu ở một mình. Tuy số tiền ăn bên ngoài mỗi lần không nhiều, nhưng với mức giá trung bình là 30.000 đồng trong 30 ngày cũng tiêu tốn của các bạn đến 900 nghìn đồng, một năm có 365 ngày tôi sẽ phải tiêu tốn tầm 11 triệu đồng chỉ riêng ăn sáng. Tôi đã từng chi tiêu mất đi chừng đó tiền chỉ riêng cho việc ăn sáng như vậy 

  Bắt đầu từ năm 2024 này, tôi đã lập một bản ngân sách chi tiêu trong một tháng, tôi đã tải về máy điện thoại một ứng dụng ghi chép chi tiêu, tôi cũng bắt đầu nghiêm túc ghi chép bất kể khoản chi tiêu dù là nhỏ nhất, cuối tuần hay cuối tháng kiểm tra lại tôi sẽ biết được số tiền mà mình đã chi trả cho những khoản chi tiêu nhỏ nào. Bản thân tôi nhiều lần tự hỏi số tiền lương nhận được cứ trôi qua rất nhanh, tôi không biết mình đã chi tiêu vào những khoản nào. Tôi đang bắt đầu ghi chép chi tiết chi tiêu của mình trên ứng dụng MiSa, mục đích là để có thể điều chỉnh cách chi tiêu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết nữa. 

   Để thực hiện được kế hoạch tiết kiệm từ chi tiêu hàng ngày, tôi lập ra một kế hoạch chi tiêu, kèm theo đó là các kế hoạch ngắn hạn với các mục tiêu nhỏ, tôi phải theo dõi và ghi chép tất cả các khoản chi tiêu trong từng ngày. Đến hôm nay mới chỉ là ngày thứ tư tính từ ngày 1-1-2024 và cũng là ngày nghỉ của tôi, từ khi tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, ba ngày vừa qua buổi sáng tôi ăn cơm sáng ở nhà, tôi không ra quán cà phê nên tôi không phải trả tiền cà phê hết 45 nghìn đồng, tôi không mua thuốc lá thì tôi giữ lại được số tiền 45 nghìn đồng, buổi trưa vợ tôi nấu số lượng cơm và thức ăn nhiều hơn, sau khi gia đình tôi ăn xong, số thức ăn và cơm thì buổi chiều tôi đi làm đã mang đồ ăn chuẩn bị ở nhà đến nơi làm việc, giúp tôi tiết kiệm được 90 nghìn đồng tiền ăn tối. Không phải chi tiêu cho cà phê, thuốc lá và ăn tối, tôi đã tiết kiệm được số tiền là 180 nghìn đồng. Số tiền mà tôi tiết kiệm được 3 ngày vừa qua, cũng như những số tiền sẽ tiết kiệm được trong thời gian tới, tôi nộp vào một tài khoản ngân hàng, mục đích của tài khoản ngân hàng là để cuối tháng sẽ góp phần để sử dụng cho các mục tiêu nhỏ yêu thích của tôi như mua sách giấy để đọc...

  Mục tiêu trong thời gian tới, tôi tăng cường tiết kiệm tiền từ chi tiêu hàng ngày, tăng số tiền để chi trả cho những mục tiêu lớn hơn. Hiện tại tôi có 6 tài khoản ngân hàng, mục đích để tích lũy tiền tiết kiệm cho các mục tiêu nhỏ của tôi. 90% các khoản thu nhập đều nằm trong hai tài khoản ngân hàng, một tài khoản dùng để nhận tiền lương và các khoản nhận được từ công việc chính thức, trong tài khoản này tôi để vào 1,5 triệu, dùng cho các chi tiêu trong gia đình như điện, gas  nấu ăn, nước, sửa chữa hay mua sắm các vật dụng; tài khoản thứ hai dùng để thực hiện giao dịch cho công việc mà tôi hiện đang làm thêm. Tài khoản ngân hàng dùng cho công việc làm thêm ít nhất tôi để vào một triệu, vì làm thêm ngày nào nhận tiền ngày đó, nên số tiền công mà tôi nhận được sẽ chi tiêu hàng ngày 70%, 30% còn lại sẽ chuyển khoản sang thứ tự từng tài khoản trong số bốn tài khoản còn lại sẽ được chuyển khoản đủ số tiền cho từng mục đích, nếu không đủ sẽ dùng thêm tiền từ tài khoản khác, sau khi hoàn thành mục tiêu tôi sẽ tích lũy tiền để bù đắp vào tài khoản đã sử dụng hết. Mỗi khi nhận được tiền dù là nhỏ tôi đều thực hiện góp vào từng tài khoản của từng mục tiêu.

Monday 1 January 2024

Ngân sách chi tiêu trong tháng 1-2023

   Sau nhiều lần trì hoãn vì sợ thất bại, cũng có nhiều lần, trong thời gian ngắn tôi đã từng lập ra và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, nhưng kết quả đều là thất bại. Từ hôm nay ngày 01/01/2024, ngày đầu tiên của năm mới dương lịch, tôi bắt đầu áp dụng kế hoạch tài chính của riêng cá nhân mình. Với thực tế mức thu nhập và mức sống hiện tại của gia đình nhỏ của mình, tôi đã lập ra một kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện trong năm nay; với quyết tâm lớn, suy nghĩ và tính toán cụ thể nhất trong thời điểm hiện tại, tôi đang bắt đầu những bước đi đầu tiên trong các kế hoạch của mình.

  Với mức thu nhập 9,2 triệu đồng từ công việc chính, cùng với đó là khoản thu nhập từ việc làm thêm 3,3 triệu đồng của mình; cứ mỗi tháng tôi chuyển khoản cho vợ tôi 9 triệu, số tiền còn lại là 2,5 triệu tôi giữ lại để cho mình chi tiêu cho cá nhân tôi trong tháng. 

  Với số tiền 2,5 triệu, tôi đã từng chi tiêu cho các khoản chi sau đây (chi phí trung bình): Thuốc lá: 450.000₫; Cà phê: 450.000₫; cước điện thoại (2 điện thoại di động, 1 điện thoại cố định): 300.000₫; ăn sáng ở bên ngoài: 600.000₫; xăng xe: 500.000₫. Tổng hợp thì mỗi tháng tôi chi tiêu cho bản thân mình số tiền là 2,3 triệu, còn lại 200.000₫. Còn có một số khoản chi phát sinh không tính toán trước được, ví dụ như: mua sữa hoặc đồ ăn cho con, thực phẩm cho gia đình, cả gia đình đi ăn ngoài, bảo dưỡng sửa chữa xe máy, đám cưới, đám giỗ... thì vợ tôi sẽ chuyển khoản cho tôi hoặc là tôi tự bỏ tiền ra mua về, tùy theo từng khoản chi tiêu.

  Vì kế hoạch mới bắt đầu lập ra, thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân mình, chưa tính đến việc phải trả nợ (nếu có) nên tôi sẽ thực hiện những việc nhỏ, chi phí ít trước. Kế hoạch tài chính của cá nhân tôi từ tháng đầu tiên này là: Thuốc lá: 300.000₫; Cà phê: 300.000₫; cước điện thoại: 250.000₫; Ăn sáng: 500.000₫; xăng xe: 400.000₫, số tiền còn lại  550.000₫. Mỗi tháng giảm từng ít, mục tiêu là 6 tháng sau, cà phê và thuốc lá sẽ cắt bỏ hoàn toàn.

  Về thu nhập, kế hoạch của tôi là: Với công việc chính, trong quá trình làm việc không hoặc hạn chế để xảy sự cố sai sót dẫn đến phải đền bù hay bị phạt tiền. Với công việc làm thêm, tôi tích cực làm việc để tăng thêm thu nhập, mục đích là tăng thêm khoản tiền dự phòng cho các mục đích tương lai như: đau ốm, sửa chữa xe máy, học về đầu tư... sau 6 tháng trở lên. Các khoản tiền tiết kiệm được, tôi để vào 6 tài khoản ngân hàng, tùy theo từng mục đích sử dụng, vì số tiền nộp vào từng tài khoản lẻ tẻ nên mỗi khi đủ 1 triệu đồng tôi gửi tiết kiệm online, nhằm mục đích rút ngắn thời gian để có đủ số tiền cần thiết dùng để thực hiện kế hoạch về dự phòng hay đầu tư của mình.

Sunday 31 December 2023

Không ghi chép chi tiêu và cái kết.

   Hiện nay chỉ còn vài ngày nữa là hết năm dương lịch, mấy ngày nay tôi đã tổng kết thu nhập và chi tiêu trong năm. Nhưng thực tế, bao nhiêu năm nay từ khi đang độc thân đến nay đã có vợ con, số tiền từ thu nhập rồi chi tiêu trong những năm qua như thế nào, thực tế tôi không nhớ rõ ràng. Nguyên nhân là gì? Câu trả lời là tôi đã không ghi chép thu nhập chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Kết quả là không có gì để tổng kết thu nhập, chi tiêu trong từng năm. 

   Hiện tại tôi có vợ và một con gái, vợ chồng tôi đã cưới nhau được bảy năm, do không có tiền tiết kiệm, tôi chỉ mua được một đôi nhẫn cưới rẻ tiền để trao trong ngày cưới. Hiện nay, thu nhập chính của tôi là tiền lương 10 triệu đồng. Mỗi khi nhận lương tôi chuyển khoản cho vợ 9 triệu, còn tôi giữ lại một triệu đồng cho mình. Tôi có việc làm thêm có thu nhập 2,5 triệu đồng nữa, tổng số tiền mà tôi có để chi tiêu cho bản thân là 3,5 triệu đồng.

  Vì tôi không thực hiện việc ghi chép nhật ký chi tiêu, cũng không có kế hoạch tài chính cá nhân. Vì vậy, thời gian qua tôi chỉ biết thu nhập chính từ lương do công ty trả tiền lương qua tài khoản ngân hàng, thu nhập từ việc làm thêm có trên ứng dụng đó, còn một số khoản tiền từ thu nhập đột xuất thì không nhớ rõ ràng nữa. Còn về chi tiêu thực tế thì ngoài một số khoản chi thường xuyên tôi có thể nhớ được, còn lại những tôi không thể nhớ được hết những khoản chi phí nào, kết quả là cuối năm tiền hết mà không biết tiền đi đâu về đâu, muốn làm cái việc tổng kết ngân sách tài chính cá nhân mà không có gì để làm. Vì vậy tôi đã tải về máy điện thoại một ứng dụng ghi chép thu chi để thực hiện việc ghi chép thu trong năm tới.

  Thời gian vừa qua, do không ghi chép về chi tiêu, tôi có thể thống kê được 90% số tiền cho một số khoản chi tiêu cá nhân thường xuyên, đó là: xăng xe, cước điện thoại, cà phê, thuốc lá, ăn sáng bên ngoài. Một số khoản chi tiêu phát sinh như: đám cưới, giao lưu đồng nghiệp hay bạn bè...

   Tổng kết là riêng mình tôi, số tiền 3,5 triệu mỗi tháng mà tôi không đủ chi tiêu cho một mình tôi, thậm chí có sự việc gì đột xuất tôi lại nói vợ tôi đưa lại tiền lương cho tôi, hoặc là tôi vay mượn người khác rồi trả lại bằng tiền lương tháng sau hoặc làm thêm. 

  Còn các bạn, có ai giống như tôi hay không? Còn tôi, hiện tại đã rút ra được kinh nghiệm xương máu từ việc không có ghi chép về thu nhập và chi tiêu, không có kế hoạch tài chính cá nhân và gia đình cho thời gian trước mắt và lâu dài; tôi và vợ tôi đã thiết lập được một kế hoạch tài chính cho gia đình, bản thân tôi cũng đã lập kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân mình.

Tổng kết một tháng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

   Sau một tháng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình; tổng kết lại, tự nhận thấy rằng bản thân tôi đã không thực hiện tốt kế hoạch...